Thánh Matthêu là người Do Thái, làm việc cho quân đội La Mã với nhiệm vụ
thu thuế từ những người Do Thái. Dù người Do Thái không cho phép lấy
thuế quá nặng, nhưng mối quan tâm của họ là hầu bao riêng. Họ không để ý
những nông dân thu thuế đã lấy gì cho họ. Do đó dân thu thuế bị người
Do Thái ghét như những kẻ phản bội. Những người Pharisêu (Biệt phái) bị
coi là phường tội lỗi, thế nên họ thấy “sốc” khi Chúa Giêsu gọi một
người như thế làm môn đệ.
Chính nhân viên thuế vụ Matthêu đã mời
Chúa Giêsu đến dự tiệc tại nhà mình. Phúc âm cho chúng ta thấy rằng
nhiều người thu thuế cũng đến dự tiệc. Người Pharisêu cũng cảm thấy
“sốc” nên mới nói: “Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và
quân tội lỗi như vậy?”. Chúa Giêsu trả lời: “Người khoẻ mạnh không cần
thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu
này: Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi
người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9:12-13). Chúa Giêsu
không có ý coi thường nghi lễ và việc thờ phượng mà Ngài muốn nhấn mạnh
việc yêu thương người khác là điều quan trọng hơn.
Tên Matthêu (tiếng Do Thái: מַתִּתְיָהוּ – Mattityahu, hoặc: מתי –
Mattay, nghĩa là “tặng phẩm của Chúa”; tiếng Hy Lạp: Ματθαῖος –
Matthaios) là một trong 4 tác giả Phúc Âm, quen gọi là Thánh sử. Thánh
Matthêu còn có tên là Lêvi, theo tiếng Do Thái nghĩa là “giữ lấy”.
Trong
số những người theo và làm Tông đồ của Chúa Giêsu, Thánh Matthêu được
nói đến trong Mt 9:9 và Mt 10:3 là người thu thuế ở Capernaum, người
được gọi vào Nhóm Mười Hai của Chúa Giêsu, nhưng không ghi rõ lai lịch,
(Mc 3:18, Lc 6:15 và Cv 1:13). Tông đồ Matthêu còn được gọi là Lêvi, con
trai của ông Alpheus (x. Mc 2:14 và Lc 5:27). Theo Tân ước, ngài là một
trong các nhân chứng về sự phục sinh và thăng thiên của Chúa Giêsu.
Thánh
Matthêu là người Galilê, thế kỷ I. Ngài được coi là sinh ở Galilê, vùng
không thuộc Giuđê. Thời đế quốc Rôma chiếm giữ (từ năm 63 trước Công
nguyên do Pompey chiếm lĩnh), nhân viên thuế vụ Matthêu thu thuế của
người Do Thái cho Herod Antipas, tổng trấn Galilê. Phòng thu thuế của
ngài đặt tại Capernaum. Người Do Thái trở nên giàu có theo kiểu đó đã bị
khinh miệt và bị coi là phường tội lỗi. Tuy nhiên, là nhân viên thu
thuế, Thánh Matthêu biết tiếng Aram và tiếng Hy Lạp.
Sinh nhật
của Tông đồ Matthêu chịu tử đạo tại Ethiopia khi đang rao giảng. Phúc Âm
do ngài viết bằng tiếng Do Thái, được phát hiện trong thời Hoàng đế
Zeno, cùng với thánh tích của Tông đồ Barnabas (theo sách “Tử đạo
Rôma”). Kiệt tác của danh họa Caravaggio miêu tả cảnh Chúa Giêsu kêu gọi
nhân viên thuế vụ Matthêu, khi ông đang ngồi ở bàn thu thuế, và ông bỏ
việc mà đi theo Chúa Giêsu ngay (Mt 9:9; Mc 2:14; Lc 5:27).
Thánh
sử Luca và Mác-cô gọi Thánh Matthêu là Lêvi, nhưng Thánh Matthêu gọi
mình bằng tên riêng. Tương tự, Thánh Matthêu không minh nhiên nói tới
bữa ăn tối của Chúa Giêsu tại nhà mình, còn Thánh Luca và Thánh Mác-cô
nói rõ là nhà của ông Lêvi.
Với người Israel, việc một người có
hai tên là điều bình thường to have two names: Saolê được gọi là Phaolô,
Tôma được gọi là Điđymô,... Hoặc người Do Thái cũng có hai tên: Simon
được gọi là Kê-pha, Giuse được gọi là Caipha. Cũng vậy, Matthêu cũng
được gọi là Lêvi. Có điều hay là Thánh Matthêu không ngại khi nhận mình
là người tội lỗi, không giấu giếm sơ yếu lý lịch hoặc xuất xứ của mình.
Biểu
tượng của Thánh sử Matthêu là hình người hoặc thiên thần – biểu tượng
của Thánh sử Mác-cô là sư tử, biểu tượng của Thánh sử Luca là con bò,
biểu tượng của Thánh sử Gioan là đại bàng.
Thánh Giêrônimô nói:
“Các thánh sữ khác vì tôn trọng Thánh Matthêu nên đã không gọi ngài bằng
tên thường dùng, mà gọi là Lêvi. Chính Thánh Matthêu tự nhận mình là
Matthêu và người thu thuế. Đó là để người đọc thấy rằng đừng thất vọng
với ơn cứu độ, hãy nhìn người thu thuế trở thành Tông đồ của Chúa”.
Chân
phước Rabanus Maurus nhận thấy ý nghĩa thần bí với hai tên Mattheu và
Levi: “Matthêu nghĩa là người tìm kiếm lợi ích trần tục. Chúa Giêsu nhìn
Matthêu với ánh mắt đầy lòng thương xót. Vì tên Matthêu nghĩa là ‘được
trao ban’, còn tên Levi nghĩa là ‘bị lấy đi’. Hối nhân được đưa ra khỏi
vùng tội lỗi, và ơn Chúa được trao ban cho Giáo Hội”.